THÚC ĐẨY DOANH SỐ VỚI CHIẾN LƯỢC INFLUENCER MARKETING

Influencer Marketing là một chiến lược không thể thiếu trong việc mở rộng thị trường và tăng trưởng doanh số cho các doanh nghiệp. Đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt ngày nay, ngoài việc lựa chọn các Influencers phù hợp, doanh nghiệp cần áp dụng những công cụ hữu ích để đo lường, đánh giá chiến dịch và tối ưu hóa hiệu quả. Vậy làm sao để xây dựng một chiến lược Influencer Marketing thành công? Cùng Flamingo khám phá nhé!

Sự bùng nổ của Influencer Marketing

Gần đây, sự bùng nổ mạnh mẽ của Influencer Marketing đã tạo nên tiếng vang lớn cho ngành quảng cáo và marketing. Ban đầu, lĩnh vực này chỉ phù hợp với thương hiệu lớn có ngân sách dồi dào. Còn đối với doanh nghiệp nhỏ có ngân sách hạn chế, phương pháp này sẽ có một số hạn chế nhất định: 

Giá Booking Influencers Cao: Một trong những trở ngại lớn nhất là chi phí cao để hợp tác với các influencers nổi tiếng. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, việc chi trả mức phí cao cho các influencers có tiếng có thể không khả thi. Mức giá này thường phụ thuộc vào độ phổ biến và tầm ảnh hưởng của từng influencer, khiến cho việc lựa chọn đối tác phù hợp trở nên khó khăn hơn.

Thiếu Công Cụ Đo Lường Chiến Dịch: Trước đây, doanh nghiệp chưa có nhiều công cụ giúp ích cho việc đo lường dẫn đến không có đủ dữ liệu và phân tích chi tiết về ROI (Return on Investment) cũng như hiệu quả của chiến dịch. 

Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ và sự thích nghi của thị trường, Influencer Marketing đã nhanh chóng vượt qua những hạn chế ban đầu và trở lại mạnh mẽ. Các doanh nghiệp hiện nay có thể tiếp cận với những influencers phù hợp hơn với ngân sách và mục tiêu của họ, từ micro-influencers có tầm ảnh hưởng nhỏ nhưng chuyên sâu đến những ngôi sao có hàng triệu người theo dõi (KOLs hoặc celebrities).

Ngoài ra, với sự hỗ trợ của các công cụ phân tích dữ liệu và phần mềm chuyên nghiệp, doanh nghiệp có thể lập kế hoạch, thực thi và đánh giá hiệu quả của chiến dịch một cách chính xác hơn. Điều này giúp tối ưu hóa ngân sách và nâng cao hiệu suất của các chiến dịch Influencer Marketing, đồng thời giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về đối tượng khách hàng mục tiêu của họ.

Sự bùng nổ của Influencer Marketing

Sự bùng nổ của Influencer Marketing

Xây dựng chiến lược Influencer Marketing phù hợp cho doanh nghiệp

1.Mục Tiêu và Kế hoạch 

1.1. Xác định mục tiêu: Xác định rõ ràng mục tiêu bạn muốn đạt được trong chiến dịch. Ví dụ, tăng nhận diện thương hiệu, tăng tương tác hay tăng doanh số bán hàng.

1.2. Lập kế hoạch chi tiết: Phác thảo từng bước, bao gồm chọn những người có ảnh hưởng có đối tượng phù hợp với thị trường mục tiêu của bạn, quyết định loại nội dung (video, blog, bài đăng trên mạng xã hội), xác định hình thức quảng cáo (nội dung được tài trợ, đánh giá sản phẩm), và thời gian đăng bài phù hợp để tối ưu hóa lượt tiếp cận khách hàng.

2.Ngân Sách và ROI

2.1 Quản lý ngân sách: Phân bổ ngân sách hiệu quả, xem xét chi phí cho Influencers, sáng tạo nội dung và chi phí bổ sung.

2.2 Tính toán ROI: Đo lường lợi tức đầu tư bằng cách theo dõi các số liệu như tỷ lệ tương tác, lưu lượng truy cập trang web và doanh số được tạo từ chiến dịch. Điều chỉnh chiến lược dựa trên các số liệu này để đảm bảo tối ưu chi phí.

3.Chọn Influencer phù hợp cho chiến dịch

3.1 Phân loại Influencer

Dựa theo số lượng người theo dõi, mỗi giai đoạn, mỗi thị trường sẽ có những cách phân loại Influencer khác nhau, do sự khác biệt về dân số và tỷ lệ người dùng mạng xã hội.

Tại Việt Nam, theo hệ thống phân loại của công ty Hiip Asia, sẽ có 6 cấp độ Influencer từ nhỏ đến lớn như sau:

Nano Influencer: 1000 – 5000 người theo dõi.

Micro Influencer: 5000 – 25.000 người theo dõi.

Small Influencer: 25.000 – 100.000 người theo dõi.

Medium Influencer: 100.000 – 500.000 người theo dõi.

Macro Influencer: 500.000 – 1.000.000 người theo dõi.

Mega Influencer: > 1.000.000 người theo dõi.

Tuy nhiên, số lượng người theo dõi lớn không đồng nghĩa với việc khả năng tạo ảnh hưởng lớn. Số lượng người theo dõi đôi khi chỉ đại diện cho khả năng thu hút sự quan tâm đối với cộng đồng (như những hình ảnh dễ thương, video hài hước,…). Còn khả năng tạo ảnh hưởng hay khả năng dẫn dắt phải được đánh giá qua mức độ ủng hộ, tương tác của những người theo dõi khi Influencer tạo ra những nội dung mới hoặc xu hướng mới phù hợp với đối tượng khách hàng.

3.2 Lựa chọn Influencer phù hợp với thương hiệu

Việc lựa chọn các Influencer phù hợp với thương hiệu không chỉ dừng lại ở việc đánh giá ảnh hưởng hay độ phủ sóng của họ, mà còn cần chú trọng đến phong cách tạo content và sự hòa hợp với thương hiệu.

  • Đồng Nhất Về Tôn Giáo Trị và Thẩm Mỹ: Phong cách tạo nội dung của Influencer cần thể hiện các giá trị cốt lõi và thông điệp mà thương hiệu muốn truyền đạt. Điều này giúp tạo sự đồng nhất và nhất quán trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu.
  • Phù Hợp với Đối Tượng Mục Tiêu: Nội dung do Influencer tạo ra cần hấp dẫn và có sức thu hút với đối tượng mục tiêu của thương hiệu. Điều này có nghĩa là phong cách, ngôn ngữ và nội dung cần được thiết kế sao cho phù hợp với hành vi và sở thích của khách hàng mục tiêu.
  • Sáng Tạo và Độc Đáo: Influencer nên có khả năng tạo ra nội dung sáng tạo và độc đáo, giúp thương hiệu nổi bật giữa đám đông. Điều này không chỉ thu hút sự chú ý mà còn góp phần tạo ra ấn tượng lâu dài trong tâm trí khách hàng.
  • Tích Hợp Xu Hướng Hiện Đại: Influencer cần nắm bắt và tích hợp các xu hướng hiện đại vào nội dung của họ, đồng thời đảm bảo rằng các xu hướng này phù hợp với phong cách và hình ảnh của thương hiệu. Điều này giúp thương hiệu trở nên cập nhật và phù hợp với thị hiếu thời đại.
  • Tương Tác và Phản Hồi Của Cộng Đồng: Phong cách tạo nội dung của Influencer cần tạo ra sự tương tác và phản hồi tích cực từ cộng đồng. Điều này không chỉ chứng tỏ sự hấp dẫn của nội dung mà còn góp phần tạo dựng mối quan hệ giữa khách hàng và thương hiệu.
  • Tránh Xung Đột và Mâu Thuẫn: Tránh lựa chọn những Influencer có phong cách hoặc quan điểm có thể tạo ra xung đột hoặc mâu thuẫn với hình ảnh hoặc giá trị của thương hiệu. Điều này giúp bảo vệ hình ảnh thương hiệu và duy trì sự tin cậy từ phía khách hàng.

3.3 Những cách sử dụng influencers phù hợp với ngân sách

3.3.1 Sử Dụng Các Influencer Nổi Tiếng

Đối với trường hợp sử dụng các influencers nổi tiếng như Phạm Thoại, Võ Hạ Linh, có thể đem về hiệu quả doanh số cao. Bởi vì họ đã thiết lập được thương hiệu cá nhân mạnh mẽ và có lượng người theo dõi lớn. Tuy nhiên, phí booking của các Influencer nổi tiếng khá cao và phù hợp với những thương hiệu có ngân sách vừa đến lớn.

3.3.2 Hợp Tác với Nano KOLs Hợp tác với Micro KOLs

Với lượt followers của nhóm KOLs này dao động từ 10.000 – 100.000 người và được biết đến với chuyên môn phù hợp và có tệp khách hàng nhất định. Mặc dù phí booking của Micro KOLs cao hơn Nano KOLs, nhưng về mặt thu hút khách hàng và lan tỏa thương hiệu hiệu quả hơn. Nhìn chung, việc sử dụng Micro và Nano KOLs đều có thể giúp doanh nghiệp mở rộng phạm vi thị trường và tiếp cận tệp khách hàng mới.

3.3.3 Hợp Tác với Nano KOLs

Mặc dù với lượt followers dao động từ 1000 – 5000 người nhưng Nano KOLs vẫn có lượng tiếp cận khá tốt. Bên cạnh đó, phí booking của Nano KOLs thường sẽ thấp hơn nhiều so với các dạng KOLs khác. Trong một số trường hợp, họ thường không yêu cầu phí hợp tác mà chỉ nhận hoa hồng dựa trên doanh số bán hàng, giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp. Hợp tác với họ cũng mở rộng phạm vi thị trường và tiếp cận nhóm khách hàng mới.

3.4 Tiêu Chí Đánh Giá Influencer

Khi chọn influencer, cần xem xét đến niche (lĩnh vực), độ tương tác và độ uy tín của họ. Đồng thời, hãy tránh các sai lầm như chạy theo số lượng follower mà không quan tâm đến chất lượng nội dung. Bên cạnh đó, việc đánh giá nội dung theo phong cách tự nhiên hay chỉ tập trung vào quảng cáo sản phẩm cũng là một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá influencers thông qua các video. Ngoài ra, thương hiệu cần sử dụng công cụ như Kalodata  để theo dõi, đánh giá doanh số và xác định những Influencer có kết quả tốt nhất trong lĩnh vực phù hợp với thương hiệu của bạn

Tiêu Chí Đánh Giá Influencer

Tiêu Chí Đánh Giá Influencer

4.Thực Hiện và Đánh Giá Chiến Dịch 

Triển khai, đánh giá và tối ưu hóa chiến dịch: Phân tích kết quả chiến dịch bằng cách sử dụng các chỉ số hiệu suất chính. Sử dụng thử nghiệm A/B để so sánh các khía cạnh khác nhau của chiến dịch (ví dụ: các loại nội dung hoặc người có ảnh hưởng khác nhau) để xác định nội dung nào hoạt động tốt nhất và điều chỉnh các chiến lược trong tương lai cho phù hợp. Phân tích liên tục này giúp liên tục tối ưu hóa chiến dịch để có kết quả tốt hơn.

Nhìn chung, Influencer Marketing hiện nay đã trở thành một chiến lược quan trọng giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường và tăng trưởng doanh số. Trước kia, lĩnh vực này thường bị giới hạn bởi chi phí cao và thiếu công cụ đo lường hiệu quả, nhưng với sự phát triển của công nghệ, các doanh nghiệp nay có thể tiếp cận với nhiều loại influencers phù hợp hơn, từ micro đến mega influencers, và sử dụng các công cụ phân tích để tối ưu hóa ngân sách và hiệu suất chiến dịch.

Để xây dựng một chiến lược Influencer Marketing hiệu quả, doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu, lập kế hoạch chi tiết, quản lý ngân sách, và đo lường ROI. Việc lựa chọn influencers cần dựa trên các tiêu chí như niche, độ tương tác và độ uy tín. Hợp tác với các Nano KOLs cũng là một lựa chọn tốt để tiết kiệm chi phí. Cuối cùng, việc triển khai, đánh giá và tối ưu hóa chiến dịch liên tục sẽ giúp đạt được kết quả tốt nhất.

Đội ngũ Flamingo với gần 10 năm kinh nghiệm thực chiến cùng hàng trăm chiến dịch influencer Marketing của các thương hiệu lớn nhỏ trong và ngoài nước. Chúng tôi tự tin có thể giúp doanh nghiệp của bạn đưa ra những hướng đi phù hợp và hiệu quả cho chiến lược influencer Marketing của mình. 

Share this...
Share on Facebook
Facebook
Tweet about this on Twitter
Twitter

Building AI Brand Ambassador
Booking KOL/ KOC & Mangement
Digital Marketing
Performance Advertising
Social Media Marketing